Vay tiêu dùng ở Việt Nam: bức tranh toàn cảnh và nhiệm vụ trong tương lai

2022-12-02 15:02:16

Chúng ta cần không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt tăng cường quản lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt tăng cường quản lý đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Cho vay tiền tiêu dùng tại Việt Nam bùng nổ mạnh - VayOnline247

Định nghĩa và vai trò của vay tiêu dùng

“Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó”.“Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó”.

Tín dụng tiêu dùng có vai trò đặc biệt quan trọng với người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Với người dân, tín dụng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu thiết thực hàng ngày của người dân, đặc biệt cũng làm cho quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tài chính tiêu dùng đáp ứng về vốn và giúp các hộ kinh doanh này quay vòng đồng vốn nhanh hơn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Còn với nền kinh tế, lĩnh vực này có vai trò quan trọng góp phần phát triển thị trường tài chính chung và đặc biệt với xã hội, giúp giảm tệ nạn tín dụng đen.

Bức tranh vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khá mạnh, với sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là các công ty tài chính. Dù còn ở mức khiêm tốn nhưng tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và tỷ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng tín dụng đối với nền kinh tế đều đã tăng đáng kể. Thực tế, những năm gần đây, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình 20%/năm. Theo NHNN, đến cuối tháng 6/2022, dư nợ cho vay phục vụ đời sống tăng 14,12% so với cuối năm 2021 (cuối năm 2021 tăng 13,4%, cùng kỳ năm 2021 tăng 7,24%), chiếm 22,22% dư nợ tín dụng chung.

Trên thị trường, có nhiều kênh chính thức để khách hàng tiếp cận tín dụng như thông qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Tại Việt Nam, hiện có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng. Các công ty tài chính hiện nay chủ yếu thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng với thủ tục cho vay đơn giản và các sản phẩm, dịch vụ đa dạng (như cho vay mua, sửa chữa nhà ở, học tập, du lịch, chữa bệnh, thẻ tín dụng...) được liên kết với các đại lý điện máy, hàng tiêu dùng...

 

Vay 1 tỷ lãi suất bao nhiêu, điều kiện vay là gì?

 

Cơ quan quản lý nỗ lực thúc đẩy hiệu quả vay tiêu dùng

Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đang rất nỗ lực để có thể quản lý hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng với hai mục tiêu chính, đó là bảo vệ người đi vay và thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi người dân.

- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng và tăng cường cho vay có trách nhiệm của công ty tài chính

Ngày 04/11/2019, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2016/TT-NHNN (Thông tư số 18). Những quy định này tiếp tục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ.

Thông tư số 18 quy định giới hạn cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay đối với các khoản vay có giá trị lớn (trên 20 triệu đồng). Theo đó, không hạn chế đối với nhu cầu món vay nhỏ dưới 20 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân. Thông tư số 18 của NHNN đã “mở cửa” cho các công ty tài chính được giải ngân trực tiếp các khoản vay dưới 20 triệu đồng.

Để hạn chế tình trạng một số công ty cho thuê tài chính nhắc nợ, đòi nợ quá nhiều, thông tin về tình trạng khoản vay của khách hàng, đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ, thông tin sai về nghĩa vụ nợ tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, bảo mật thông tin khách hàng chưa phù hợp quy định pháp luật, đồng thời, tăng cường cho vay có trách nhiệm của công ty cho thuê tài chính, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay, Thông tư số 18 yêu cầu công ty tài chính phải tuân thủ các quy định.

- Tăng khả năng tiếp cận vốn chính thức, giúp người dân tránh xa “bẫy” tín dụng đen

Bên cạnh Thông tư số 18, thời gian qua, ngành Ngân hàng đã có nhiều chính sách, giải pháp. NHNN cũng chỉ đạo các TCTD rà soát để đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo quy định của pháp luật; chỉ đạo các TCTD phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp từng đối tượng khách hàng; công khai, minh bạch các mức lãi suất, phí cho vay, đồng thời chủ động tiếp cận và hướng dẫn người dân về thủ tục vay vốn.

 

Vay tiêu dùng làm đẹp: Cẩn trọng trước những lời quảng cáo hoa mỹ

 

Những nhiệm vụ trước mắt trong tương lai

Thời gian tới, để tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển an toàn, lành mạnh, về phía các cơ quan quản lý, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng.

Ở tầm vĩ mô, các bộ liên quan cần phối hợp Bộ Công an nghiên cứu sớm trình Chính phủ ban hành các quy định tạo điều kiện cho TCTD (trong đó có công ty tài chính) có thể khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này giúp các công ty tài chính có nhiều dữ liệu chính xác trong quá trình thẩm định và duyệt vay đối với khách hàng, giảm thiểu rủi ro liên quan các vấn đề giả mạo thông tin cá nhân.

Đối với các công ty tài chính, cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; tiếp tục đầu tư công nghệ, nâng cấp dịch vụ, sáng tạo sản phẩm mới tạo sự khác biệt, tăng độ nhận biết. Đồng thời, cần chú trọng phát triển các nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng như Fintech, cho vay ngang hàng. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng và tiết giảm chi phí để tối ưu hóa hoạt động, cân đối phù hợp giữa rủi ro và lãi suất cho vay Mobile-Money…).

Đặc biệt, các TCTD, chính quyền địa phương cần nâng cao hơn nữa nhận thức cho người dân về dịch vụ tài chính tiêu dùng. Hiện nay, vẫn còn không ít người dân có thói quen chưa tìm hiểu tường tận các quy định cho vay tiêu dùng, nghĩa vụ và ý thức trả nợ lại kém, dẫn đến những mâu thuẫn, gây nên những cách nhìn không hay về dịch vụ cho vay tiêu dùng. Đồng thời, cần truyền thông giúp người dân nắm bắt được danh sách các công ty tài chính do NHNN cấp phép (trên Cổng Thông tin điện tử NHNN: sbv.gov.vn), hướng dẫn cách tiếp cận, thủ tục và điều kiện, giúp người dân tránh xa tín dụng đen.