2024-07-04 11:15:33
Pháp luật quy định thế nào về vay tiền online?
Theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, "vay tiền online" là hình thức vay tiền qua hợp đồng vay tài sản, việc ký kết hợp đồng được thực hiện online qua các ứng dụng, website, mạng xã hội….
Bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hành vi vay tiền nhưng không trả có thể bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Các app cho vay tiền có hành vi cho vay với lãi suất cao vượt mức quy định pháp luật (20%/năm) thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tình trạng vay tiền online hiện nay diễn ra khá phổ biến. Thông qua hình thức vay tiền online, bên vay và bên cho vay kết nối với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh điểm lợi thì vay tiền online cũng tạo cơ hội cho các đối tượng “tín dụng đen” cho vay với lãi suất gấp rất nhiều lần quy định pháp luật.
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về vay tiền online. Có thể hiểu việc vay tiền online là một hình thức vay tiền qua hợp đồng vay tài sản, việc ký kết hợp đồng được thực hiện online qua các ứng dụng, website, mạng xã hội… theo Điều 463 Bộ luật dân sự 2015:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Người cho vay dựa vào uy tín về thu nhập, khả năng trả nợ của người vay để cho vay mà không cần người vay phải có tài sản đảm bảo. Hoạt động vay, trả nợ giữa bên vay và bên cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến (online) ghi nhận và lưu trữ bằng các dữ liệu điện tử.
Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015, về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi vay tiền online thì bên vay có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn cho bên cho vay theo quy định pháp luật.
Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, mức lãi suất được quy định như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.”
Do vậy, lãi suất vay tiền online do các bên thỏa thuận và không được vượt mức tối đa là 20%/năm.
Người vay có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn cho bên cho vay. Hành vi vay tiền nhưng không trả có thể bị truy tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu có hành vi:
Khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm này là 20 năm tù.
Khi vay tiền online, người vay cần thận trọng và lưu ý một số thông tin để hạn chế rủi ro có thể gặp phải. Một số lưu ý như sau:
Khi vay tiền online, đặc biệt là vay tiền tại các ứng dụng trang web không uy tín, người vay có thể phải chịu những rủi ro như sau:
Khi người vay vay online với mức lãi suất cao vượt mức quy định, người vay cần trao đổi lại với bên cho vay online về việc lãi suất vay đang áp dụng và điều chỉnh lại lãi suất theo quy định pháp luật.
Trường hợp không thể thỏa thuận được và bên cho vay tiếp tục cho vay lãi nặng thì người vay phải nhanh chóng thu thập thông tin, chứng cứ về hành vi cho vay lãi nặng của bên cho vay online; tố giác đến cơ quan công an để giải quyết theo quy định.
Các app cho vay tiền có hành vi cho vay với lãi suất cao vượt mức quy định pháp luật (20%/năm) thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị xử lý như sau:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN) quy định về quy định nội bộ như sau:
“đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật ... không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”
Do đó, Công ty tài chính cho vay tiền online không được liên hệ cho người thân của người vay tiền để nhắc trả nợ.
Vay tiền online là một hợp đồng vay tài sản. Do đó, bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Vậy, thực hiện vay tiền online qua app thì người vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay.
Theo điểm b khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu có hành vi: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.
Như vậy, nếu người vay tiền sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả tiền thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về nợ xấu như sau: “Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”.
Như vậy, các khoản nợ, bao gồm nợ do vay tiền online, qua các ngân hàng hoặc công ty tài chính thì tình trạng nợ của người vay do ngân hàng, công ty tài chính đó quản lý. Nếu người vay thuộc nhóm nợ xấu theo quy định trên thì sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu của ngân hàng, công ty tài chính và hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
Trường hợp người vay tiền online qua các đơn vị không chính thống thì sẽ không bị rơi vào danh sách nợ xấu của ngân hàng.
Với những thông tin trên, hi vọng rằng các khách hàng của FastMoney đã có những thông tin cơ bản về mặt pháp lý khi tham gia hoạt động vay để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của bản thân mình.