Trở thành một trong những hình thức vay phổ biến được ưa chuộng trên thị trường, vay tiêu dùng là gì và có điểm gì hấp dẫn mà bạn cần biết?
Là sản phẩm chủ lực của nhiều công ty, tổ chức tài chính, vay tiêu dùng trở thành hình thức vay vốn quen thuộc với rất nhiều người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những tin tức tiêu cực nhan nhản vẫn nghe hàng ngày, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu và nắm bắt được cách sử dụng sản phẩm này sao cho có lợi nhất.
Vậy, vay tiêu dùng là gì, mang lại lợi ích gì cho người vay, và làm thế nào để phòng tránh những rủi ro khi vay?
1. Vay tiêu dùng là gì?
Vay tiêu dùng là sản phẩm phổ biến của các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính. Khoản vay tiêu dùng có thể được sử dụng với đa dạng mục đích, từ trả góp, mua sắm đồ gia dụng, phương tiện đi lại cho đến trả học phí, phí khám bệnh, đi du lịch,...
Khi vay tiêu dùng, hàng tháng người vay sẽ phải trả góp một khoản chi phí gồm tiền vay, tiền lãi và một số chi phí phát sinh (nếu có). Hiện tại, đa số các cửa hàng điện máy và trung tâm mua sắm đều có tích hợp hình thức thanh toán qua phương thức vay tiêu dùng.
2. Lợi ích và rủi ro của vay tiêu dùng
Vay tiêu dùng len lỏi vào trong đời sống và trở thành một trong những sản phẩm quen thuộc, một phần chính là bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại:
- Cung cấp nguồn tiền cho các mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc gia đình
- Giúp người vay có thể chi tiêu cho các khoản chi phí lớn một cách dễ dàng và nhanh chóng
- Có thể giúp người vay tăng cường khả năng tài chính của mình và đáp ứng các nhu cầu cá nhân và gia đình
- Giúp người vay có thể xây dựng và nâng cao hạnh phúc gia đình
- Có thể giúp người vay tăng cường khả năng tín dụng của mình nếu trả đúng hạn
Và tất nhiên, đi kèm với lợi ích và sự thoải mái là những rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm vay tiêu dùng nếu chưa tìm hiểu kỹ, chẳng hạn như:
- Khả năng dính phải nợ nần khi vay khoản tiền lớn hơn năng lực chi trả
- Nếu không trả nợ đúng hạn, người vay sẽ phải chịu các khoản phí phạt và lãi suất cao hơn, gây ra nợ nần ngày càng tăng
- Các khoản vay có thể gây áp lực tài chính cho người vay và gây ra các vấn đề về cân đối ngân sách gia đình
- Nếu vay tiêu dùng thế chấp, người vay có thể mất tài sản đảm bảo nếu không thể trả nợ đúng hạn
- Khả năng ảnh hưởng đến hồ sơ vay và rủi ro tài chính nếu không có đủ khả năng thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn
3. Các hình thức vay tiêu dùng
Các hình thức vay tiêu dùng phổ biến
Tùy theo tiêu chí, vay tiêu dùng có thể được phân thành nhiều hình thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 2 hình thức vay tiêu dùng phổ biến mà bạn cần nắm, gồm:
- Vay tiêu dùng tín chấp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng không yêu cầu tài sản đảm bảo. Điều kiện để được vay là “mức độ uy tín” của bạn với điểm tín dụng CIC, cũng như các giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, chứng minh thu nhập, hóa đơn điện nước,...
- Vay tiêu dùng thế chấp: Hình thức cho vay tiêu dùng có yêu cầu tài sản đảm bảo có giá trị như nhà, đất, xe cộ,... Khi vay thế chấp, nếu người vay không còn khả năng thanh toán hoặc có ý định chiếm đoạt số tiền đã vay, tài sản đảm bảo có thể bị thu hồi như một cơ sở bù vốn.
Các ngân hàng thường ưu ái duyệt những khoản vay thế chấp, trong khi vay tín chấp lại là thế mạnh của các công ty tài chính.
Nên vay tiêu dùng tín chấp hay thế chấp?
Ở thời điểm hiện tại, đa phần mọi người sẽ chọn hình thức vay tín chấp. Bởi hình thức này có thủ tục đơn giản, thời gian duyệt vay và giải ngân nhanh hơn nhiều so với vay thế chấp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định vay để có được lựa chọn phù hợp và đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân. Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể cân nhắc trước khi chọn cho mình khoản vay thích hợp:
- Số tiền muốn vay và mục đích vay
- Lịch sử và hồ sơ tín dụng (kiểm tra điểm tín dụng CIC qua web hoặc app)
- Tình hình tài chính của bản thân hiện tại và khả năng trả nợ
- Có tài sản thế chấp để đảm bảo hay không
4. Cách vay tiêu dùng hiệu quả
Để chọn đúng khoản vay và sử dụng khoản vay tiêu dùng một cách hiệu quả, bạn nên cẩn thận cân nhắc một số điều sau:
- Xác định nhu cầu vay: Hãy tự hỏi xem bản thân có thực sự cần khoản vay này không, tránh trường hợp vay “vô tội vạ”
- So sánh nhiều gói vay: So sánh gói vay của các bên cung cấp khác nhau, bao gồm uy tín của bên cho vay, lãi suất, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,...
- Khả năng trả nợ của bản thân: Tự xem xét điều kiện tài chính của bản thân để chọn gói vay phù hợp và không quá khó khăn khi trả nợ; đồng thời ước tính kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm để trả nợ đúng kỳ hạn
- Cân nhắc thời hạn vay để tránh gánh nặng lãi suất kéo dài