1. NGUYÊN TẮC 48 TIẾNG
Khi bạn xác định muốn mua một món hàng nào đó hãy đợi 48 tiếng sau mới nên rút tiền để mua. Cách làm này giúp trong khoản 48 giờ đồng hồ bạn có thể xem xét xem khoản mua sắm này có thực sự cần thiết và có nên mua hay không.
2. DÙNG TIỀN MẶT ĐỂ SHOPPING ONLINE
Bạn không nên sử dụng các loại thẻ tín dụng để mua hàng online. Khuyến khích bạn nên thường xuyên mua tại các cửa hàng trực tiếp và trả bằng tiền mặt, điều này sẽ khiến bạn có nhiều thời gian suy nghĩ hơn là có thực sự cần hàng hóa này hay không, từ đó giúp bạn có thể đưa ra các quyết định chi tiêu hiệu quả nhất.
3. XEM LẠI LỊCH SỬ, SỐ TIỀN MUA HÀNG
Xem lại lịch sử mua hàng xem những món hàng nào bạn đã mua mà giờ không sử dụng đến hoặc đã hỏng, lãng phí để rút ra kinh nghiệm mua sắm. Ngoài ra, hãy cộng tổng số tiền mua hàng trong 1 tháng/1 quý/1 năm gần nhất. Con số sẽ thực sự khiến bạn "giật mình" và khiến bạn chi tiêu cẩn thận hơn.
4. SAO KÊ THẺ, TÀI KHOẢN ĐỊNH KỲ
Sao kê thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng định kỳ mỗi tháng để bạn tự nhận thức được cách chi tiêu của mình đã hợp lý hay chưa, hoặc sẽ có những khoản tiền nào cá nhân đã thực sự phung phí, từ đó rút kinh nghiệm chi tiêu tháng sau.
5. CHI TIÊU TRONG SỐ TIỀN ĐÃ ĐỊNH
Bạn nên trích ra một khoản sẽ được chi mỗi tháng cho lý do này, tuy nhiên phải đặt ra nguyên tắc mua trong con số bạn đặt ra. Hình thức này sẽ vừa thỏa mãn được “đam mê” của bạn vừa có thể quản lý tài chính ổn định và trong tầm kiểm soát.