2022-04-08 11:33:14
Phân loại các Ngân hàng
– Ngân hàng thương mại: thuật ngữ được sử dụng cho một ngân hàng bình thường để phân biệt với một ngân hàng đầu tư. Sau Đại khủng hoảng, Quốc hội Mỹ yêu cầu các ngân hàng thương mại chỉ được tham gia trong các hoạt động ngân hàng, trong khi các ngân hàng đầu tư bị giới hạn trong các hoạt động tại thị trường vốn. Vì hai loại ngân hàng này theo các hình thức sở hữu riêng biệt, một số người sử dụng thuật ngữ “ngân hàng thương mại” để chỉ một ngân hàng hoặc một bộ phận của ngân hàng mà chủ yếu là giao dịch với tiền gửi và khoản vay từ các đại công ty và doanh nghiệp lớn.
– Ngân hàng cộng đồng: Các ngân hàng hoạt động tại địa phương trao quyền cho nhân viên đưa ra các quyết định cục bộ để phục vụ các khách hàng và đối tác.
– Ngân hàng phát triển cộng đồng: các ngân hàng được quy định cung cấp các dịch vụ tài chính và tín dụng cho các thị trường hoặc cộng đồng dân cư ít được phục vụ.
– Liên minh tín dụng: các hợp tác xã tín dụng phi lợi nhuận được sở hữu bởi những người gửi tiền và thường cung cấp lãi suất dễ chịu hơn các ngân hàng vị lợi nhuận. Thông thường, quan hệ thành viên bị giới hạn trong phạm vi nhân viên của một công ty cụ thể, cư dân của một khu phố xác định, thành viên của một công đoàn lao động hoặc tổ chức tôn giáo nhất định, và gia đình của họ.
– Ngân hàng tiết kiệm Bưu chính: các ngân hàng tiết kiệm liên quan đến hệ thống bưu chính quốc gia.
– Hoạt động ngân hàng tư nhân: các ngân hàng quản lý tài sản của các cá nhân giá trị ròng cao. Theo lịch sử, yêu cầu tối thiểu là có 1 triệu USD để được mở một tài khoản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng tư nhân đã giảm rào cản gia nhập xuống còn 250.000 USD cho các khách hàng.
– Ngân hàng hải ngoại: các ngân hàng nằm tại các nước có mức đánh thuế và rào cản quy định thấp. Nhiều ngân hàng hải ngoại về cơ bản là các ngân hàng tư nhân.
– Ngân hàng tiết kiệm: ở châu Âu, các ngân hàng tiết kiệm có lịch sử của chúng từ thế kỷ 19 hoặc đôi khi ngay từ thế kỷ 18. Mục tiêu ban đầu của chúng là cung cấp các sản phẩm tiết kiệm dễ dàng tiếp cận đến tất cả các tầng lớp dân cư. Ở một số nước, các ngân hàng tiết kiệm được tạo ra theo sáng kiến công chúng; tại những nước khác, các cá nhân cam kết xã hội tạo ra các quỹ từ thiện để đưa ra cơ sở hạ tầng cần thiết.
Ngày nay, các ngân hàng tiết kiệm châu Âu tiếp tục tập trung vào hoạt động của ngân hàng bán lẻ: thanh toán, các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm cho các cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài việc tập trung bán lẻ này, chúng cũng khác với các ngân hàng thương mại bởi mạng lưới phân phối được phi tập trung hóa cao, cung cấp các tiếp cận cục bộ, khu vực và theo phương pháp tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với kinh doanh và xã hội.
– Ngân hàng Hiệp hội xây dựng và Ngân hàng đất đai: các ngân hàng tiến hành các hoạt động ngân hàng bán lẻ liên quan bất động sản.
– Ngân hàng đạo đức: các ngân hàng ưu tiên tính minh bạch cho tất cả các hoạt động và chỉ làm những gì mà chúng cho là các đầu tư có trách nhiệm xã hội.
– Ngân hàng trực tiếp hoặc ngân hàng chỉ trên Internet là ngân hàng không cần bất kỳ chi nhánh ngân hàng vật lý nào, các giao dịch của chúng được hình thành và thực hiện hoàn toàn với các máy tính nối mạng.
– Ngân hàng đầu tư: các ngân hàng “bảo lãnh” (đảm bảo cho việc bán) phát hành cổ phiếu và trái phiếu, trao đổi cho các tài khoản riêng của chúng, tạo dựng thị trường, cung cấp quản lý đầu tư và tư vấn cho các công ty trên các hoạt động thị trường vốn như sáp nhập và mua lại.
– Ngân hàng bán buôn: theo truyền thống là các ngân hàng tham gia vào tài trợ trao đổi. Tuy nhiên, theo định nghĩa hiện đại, lại đề cập đến các ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp theo hình thức cổ phần chứ không phải là các khoản vay. Không giống như các hãng vốn mạo hiểm, chúng có xu hướng không đầu tư vào các công ty mới.
Ngân hàng vạn năng, thường được gọi là các công ty dịch vụ tài chính, tham gia vào một số hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng lớn này là các nhóm rất đa dạng, trong số các dịch vụ khác, cũng phân phối bảo hiểm do đó thuật ngữ ngân hàng bảo hiểm, một từ ghép kết hợp “ngân hàng” và “bảo hiểm”, có nghĩa rằng cả hai dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm được cung cấp bởi cùng một tổ chức doanh nghiệp như vậy.
– Ngân hàng trung ương thường do chính phủ sở hữu và chịu trách nhiệm, chẳng hạn như giám sát các ngân hàng thương mại hoặc kiểm soát lãi suất tiền mặt. Chúng thường cung cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và hoạt động như người cho vay cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
– Ngân hàng Hồi giáo tuân thủ các khái niệm của luật Hồi giáo. Đây là hình thức ngân hàng xoay quanh một số nguyên tắc cũng như được thành lập dựa trên giáo luật Hồi giáo. Tất cả các hành vi hoạt động ngân hàng phải tránh tiền lãi, một khái niệm bị cấm trong đạo Hồi. Thay vào đó, các ngân hàng kiếm được lợi nhuận (mark-up) và các khoản phí cho các tạo điều kiện tài chính mà nó mở rộng cho khách hàng.