Mua hàng trả góp không thanh toán có bị xử lý?

2022-03-10 16:52:36

Mua hàng trả góp không thanh toán sẽ có những hậu quả gì? Trách nhiệm dân sự và Trách nhiệm hình sự

Mua hàng trả góp là một hình thức giao dịch rất phổ biến trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, việc mua hàng trả góp nhưng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán định kỳ sẽ dẫn tới những hậu quả pháp lý như thế nào thì không phải tất cả chúng ta đều rõ. Trong khuôn khổ bài viết này, FastMoney sẽ trích dẫn các hướng dẫn xử lý cho hành vi này từ các văn bản pháp luật chính thức, mời Quý bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo.


1. Trách nhiệm dân sự.

Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015, người mua hàng trả góp có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Khoản 357 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (tức không quá 10%/năm của khoản tiền vay).

Ngoài ra, người mua hàng trả góp có thể thỏa thuận với công ty tài chính về việc gia hạn thời hạn trả nợ, cam kết bồi hoàn tiền nợ và bồi thường chi phí chậm trả. Nếu người mua không trả tiền thì công ty tài chính có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu người mua phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

2. Trách nhiệm hình sự.

Nếu người mua có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cải tạo không giam giữ 03 năm đến chung thân, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể thấy, việc không thanh toán nợ khi mua hàng trả góp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng trên phương diện pháp lý. Trên phương diện cá nhân, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến lịch sử tín dụng của bạn, hạn chế khả năng vay vốn của bạn trong tương lai tại bất cứ tổ chức nào; gây ra những phiền phức không đáng có với gia đình và người thân quen của bạn khi bị Bên cho vay gọi điện thoại thu hồi nợ. Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng mọi quyết định vay nợ, cần đảm bảo mình có đủ khả năng trả nợ trước khi vay.