Hồ sơ vay của bạn bị từ chối - Lý do và cách khắc phục là gì?

2023-07-14 13:37:42

Bạn cần hiểu tại sao bạn bị từ chối và sau đó thực hiện các bước để khắc phục vấn đề

Bạn đang cần một khoản tiền. Bạn tìm đến ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, hồ sơ vay tiền trả góp của bạn bị từ chối và bạn lo lắng không biết phải làm gì. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra nguyên nhân và các cách vay tiền khi hồ sơ không được duyệt. Hồ sơ vay tiền trả góp bị từ chối không có nghĩa là bạn không thể vay được tiền. Điều quan trọng là bạn cần hiểu tại sao bạn bị từ chối và sau đó thực hiện các bước để khắc phục vấn đề. 

Do chưa có lịch sử tín dụng

Nếu bạn chưa từng vay ở ngân hàng hay đơn vị tài chính nào, hoặc cũng chưa từng mua hàng trả góp ở đâu, lần vay đầu tiên của bạn tương đối sẽ khó khăn hơn. Sở dĩ điều này xảy ra là vì các đơn vị cho vay chưa kiểm chứng được mức độ uy tín của bạn, không nắm rõ được bạn đã từng thanh khoản nợ ra sao. Tuy nhiên, với một số đơn vị cho vay, họ sẽ dựa trên các tiêu chí khác nên bạn đừng quá lo lắng nhé!

 

Do lịch sử tín dụng không tốt

Có thể trong những lần vay trước đó với các dịch vụ vay, bạn đã từng thanh khoản nợ quá thời hạn nhiều lần, hoặc thậm chí là bùng nợ, không thanh toán.

Tất cả những điều này đều được lưu lại trong hệ thống tín dụng CIC - nơi mà bất kỳ tổ chức cho vay, tín dụng nào cũng có thể truy cập và kiểm tra. 

Đặc biệt, hệ thống CIC lưu lịch sử tín dụng khi bạn vay với tất cả các ngân hàng, công ty tài chính tại Việt Nam. Vì vậy, khi bạn chuyển sang đơn vị vay khác thì đơn vị đó vẫn biết được lịch sử tín dụng của bạn tại các đơn vị vay trước đây.

CIC sẽ phân loại khách hàng nợ xấu vào 5 loại sau:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến 10 ngày, thì vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Trong đó, khách hàng nhóm 1 và 2 vẫn có khả năng được vay vốn. Tuy nhiên nhóm 2 sẽ khó được vay hơn nhóm 1. Còn từ nhóm 3 trở lên thì sẽ không được tiếp tục vay vốn.

Do đó, khi vay với bất kì đơn vị nào thuộc hệ thống tổ chức tín dụng như ngân hàng và công ty tài chính, bạn cần trả nợ đầy đủ, đúng hoặc trước hạn để giữ điểm tín dụng của mình ở mức tốt. Lúc đó, tỷ lệ hồ sơ vay vốn online được duyệt thành công sẽ cao hơn hẳn, giảm thiểu việc hồ sơ bị từ chối. 

 

Thông tin cá nhân bị thiếu hoặc không rõ ràng

Rất có thể bạn đã điền thiếu, điền sai thông tin hoặc phần chụp ảnh CCCD/CMND, xác thực định danh cá nhân của bạn chưa chính xác, chưa đúng yêu cầu.

Nếu hồ sơ vay vốn không được duyệt, bạn cần kiểm tra lại xem thông tin cá nhân bạn cung cấp đã đầy đủ, chính xác chưa, có mục nào bị thiếu thông tin hoặc thông tin bị sai không. Điều này sẽ giúp bạn rút kinh nghiệm để có được một bộ hồ sơ vay vốn online “đẹp hơn”, chất lượng hơn ở những lần vay sau. Một số đơn vị vay sẽ liên hệ thông báo để bạn sửa lại các thông tin này.

 

Các nguyên nhân phổ biến khác

- Nộp hồ sơ ở quá nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tại cùng một thời điểm

- Đứng ra vay hộ cho khách hàng khác

- Làm giả hồ sơ

- Không đạt đủ yêu cầu về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, v.v...

- Không chứng minh được thu nhập

- Khoản vay nằm ngoài khả năng chi trả

- Khách hàng đang vay trả góp tại tổ chức khác

 

Lưu ý để tỷ lệ duyệt hồ sơ vay cao hơn

- Vay số tiền nhỏ trong lần đầu. Nếu lịch sử trả nợ của bạn là tốt, bạn sẽ được nâng hạn mức vay cho những lần sau.

- Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Ở bước chụp hình CMND/CCCD và chân dung, bạn cần chụp rõ ràng, ảnh không được mờ nhòe, không lóe sáng, phải thấy rõ thông tin trên giấy tờ và đường nét trên gương mặt.

- Trả nợ đầy đủ, đúng hạn ở lần vay đầu tiên sẽ giúp hồ sơ vay vốn online ở những lần sau của bạn được duyệt nhanh hơn.