Cách xây dựng hồ sơ tín dụng tốt và cải thiện điểm tín dụng

2024-03-08 18:13:09

Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ tín dụng của mỗi người

Điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ tín dụng của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vay và uy tín tài chính của cá nhân.

Khi bạn có nhu cầu vay vốn hoặc vay tiêu dùng, các tổ chức, công ty tài chính sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay và quyết định xem hồ sơ đó có đủ điều kiện vay hay không. 

Điểm Tín Dụng là yếu tố rất quan trọng để ngân hàng xem xét duyệt các khoản vay và làm thẻ tín dụng cho bạn. Vậy bạn đã nắm được những kiến thức gì về điểm tín dụng qua bài tổng hợp của Huỳnh Lên.

Điểm tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định khả năng vay vốn và định giá lãi suất cho một khoản vay tín dụng. Điểm tín dụng được tính dựa trên lịch sử tín dụng của một người, bao gồm các khoản nợ tín dụng, lịch sử thanh toán nợ, thời gian có lý lịch tín dụng, tín dụng mới và loại tín dụng.

1. Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là con số phản ánh lịch sử tín dụng và uy tín tín dụng của một cá nhân, được quản lý bởi Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Điểm tín dụng được tính toán và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế. 

Điểm tín dụng được xem như một con số phản ánh lịch sử tín dụng của bạn theo các tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc tế, dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của bạn, được quản lý bởi Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) trực thuộc Ngân hàng nhà nước.

Điểm tín dụng giúp các tổ chức cho vay xác định được tình hình tài chính, uy tín vay và khả năng thanh toán của bạn, từ đó thẩm định và xét duyệt yêu cầu vay. Điểm tín dụng cao giúp hồ sơ vay của bạn được duyệt nhanh chóng. Trong khi đó, nếu điểm tín dụng quá thấp, yêu cầu vay của bạn thậm chí có thể bị từ chối.

2. Các thành phần của điểm tín dụng

Điểm tín dụng được cấu tạo bởi 5 thành phần chính, gồm:

Lịch sử thanh toán nợ (35%)

Lịch sử thanh toán nợ phản ánh quá trình vay của bạn, bao gồm việc trả tiền đúng hạn hoặc trễ hạn, có trả hết nợ hay không,... Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Chỉ cần thanh toán nợ đúng hạn, điểm tín dụng của bạn sẽ ngày càng tăng lên, và ngược lại, việc thanh toán trễ hạn sẽ khiến điểm tín dụng của bạn bị giảm đi đáng kể.

Các khoản nợ tín dụng (30%)

Yếu tố này phản ánh tất cả các món nợ và tỉ lệ nợ tín dụng của bạn theo dòng thời gian. Theo các chuyên gia tín dụng, nếu có thể duy trì tỉ lệ nợ tín dụng ở mức trung bình 7%, điểm tín dụng của bạn có thể đạt được con số khá lý tưởng.

Thời gian có lý lịch tín dụng (15%)

Là tổng thời gian bạn tham gia thị trường tín dụng, được tính từ thời điểm bạn mở tài khoản tín dụng đầu tiên. Thời gian tín dụng càng dài, hành vi tài chính thể hiện càng rõ ràng, giúp tổ chức tài chính đánh giá hồ sơ của bạn một cách tổng thể và hoàn thiện hơn.

 

Tín dụng mới (10%)

Việc mở thêm các khoản tín dụng mới có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của một cá nhân, nhất là khi mở nhiều thẻ/khoản vay trong thời gian ngắn. Khoản tín dụng mở càng lâu thì điểm tín dụng sẽ càng cao, và uy tín tín dụng cũng tốt hơn nhiều.

Loại tín dụng (10%)

Chứa tất cả thông tin về loại tín dụng bạn đã sử dụng, bao gồm thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, vay mua nhà mua xe,... Người có đa dạng loại tín dụng và trả nợ đúng hạn cho thấy khả năng xử lý tốt các loại nợ và uy tín tín dụng cao hơn.

Loại tín dụng là loại khoản vay tín dụng mà bạn đang có. Nếu bạn có các khoản vay tín dụng đa dạng, điểm tín dụng của bạn sẽ được cải thiện hơn so với việc chỉ có một loại khoản vay tín dụng.

Bên cạnh những yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng, cũng có những hoạt động chi tiêu, tín dụng không gây bất cứ ảnh hưởng nào lên hồ sơ tín dụng của bạn - dù xấu hay tốt. Những yếu tố này gồm:

  • Sử dụng thẻ ghi nợ (debit) hoặc tiền mặt để thanh toán
  • Sử dụng thẻ trả trước
  • Vay nóng một khoản tiền ngắn hạn theo ngày
  • Vay tiền từ các dịch vụ không 

3. Điểm tín dụng như thế nào là tốt?

Dựa vào các yếu tố đã xác định như ở mục 2, điểm tín dụng của bạn sẽ được hình thành. Thang điểm tín dụng dao động trong khoảng 300 - 850 điểm. Trong đó, điểm tín dụng trên 700 được xếp vào dạng hồ sơ rất uy tín, dẫn theo đó là các khoản vay sẽ được duyệt nhanh hơn với ưu đãi thấp hơn.

Các thang điểm tín dụng được tính như sau:

  • Từ 150 – 321 điểm: rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.
  • Từ 322 – 430 điểm: không đủ điều kiện vay, khách hàng không có khả năng trả nợ vay.
  • Từ 431 – 569 điểm: Rủi ro trung bình, khách hàng đáp ứng điều kiện vay nhưng: xem xét đến hạn mức khoản vay, lãi suất vay thường cao
  • Từ 570 – 679 điểm: Rủi ro thấp, hưởng lãi suất thấp; và ưu đãi do khả năng trả nợ đúng hẹn cho tổ chức
  • Từ 680 – 750 điểm: đủ điều kiện vay, điểm tín dụng rất tốt, hưởng nhiều ưu đãi vay như: hạn mức vay được cao, lãi suất vay được nhiều ưu đãi.

4. Cách cải thiện điểm tín dụng

Thông thường, thông tin tiêu cực trên hồ sơ tín dụng sẽ tồn tại rất lâu, khoảng 7-10 năm. Do đó, việc xây dựng lại hồ sơ tín dụng rất mất thời gian và không có đường tắc hay bí quyết nào có thể giúp bạn “gỡ gạc” một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu chẳng may uy tín tín dụng của bạn đang ở mức báo động và cần cải thiện, bạn có thể thực hiện theo những bước dưới đây để cải thiện dần điểm tín dụng của mình:

  • Luôn thanh toán hoặc trả nợ đúng hạn, thanh toán hết các khoản vay còn đang nợ
  • Không nên sử dụng quá mức có thể chi trả, không sử dụng quá 30% hạn mức tín dụng
  • Chỉ vay thêm hoặc mở thêm thẻ tín dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Việc mở nhiều khoản vay trong thời gian ngắn có thể khiến điểm tín dụng bị giảm đáng kể
  • Trả hết nợ hàng tháng trong thẻ tín dụng
  • Thường xuyên kiểm tra hồ sơ tín dụng và thực hiện các điều chỉnh nếu cần

Tóm lại, điểm tín dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến uy tín và khả năng vay của một cá nhân. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về điểm tín dụng, tầm quan trọng, phân loại cũng như cách cải thiện điểm tín dụng.