30 triệu người đã tiếp cận vay nhưng thị trường vay tiêu dùng đang khó khăn nhất trong 15 năm qua

2023-12-15 15:33:49

Thị trường vay tiêu dùng đang khó khăn nhất trong 15 năm qua

Theo thống kê của 16 công ty tài chính (được Ngân hàng Nhà nước cấp phép), đến nay số người tiếp cận vốn vay tiêu dùng đã lên đến con số khủng: 30 triệu người. Tuy nhiên, gần đây thị trường cho vay tiêu dùng đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 15 năm qua.

 

Thị trường cho vay tiêu dùng bị phủ một gam màu xám

Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tiêu dùng tín dụng vì hoạt động này không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của người dân và góp phần kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mà còn giúp giảm quy mô và hoạt động tín dụng đen.

135.945 tỉ đồng là dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 công ty tài chính (được Ngân hàng Nhà nước cấp phép) tính đến cuối tháng 8-2023, chiếm hơn 5% dư nợ cho vay phục vụ đời sống.

Tuy nhiên, tín dụng tiêu dùng đang trong giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 15 năm qua.

Dư nợ cho vay của nhóm công ty tài chính tiêu dùng tính tới cuối tháng 6 giảm 10,2% so với thời điểm cuối năm 2022. 

Nợ xấu của nhóm công ty tài chính cũng tăng từ mức 10,7% cuối 2022 lên 12,5% cuối tháng 6.

Dư nợ cho vay tiêu dùng giảm khoảng 70.000 tỉ đồng so với cuối năm ngoái. 

 

Từ lãi chuyển sang lỗ khủng

Nợ xấu tăng, kinh tế khó khăn nên nhiều công ty tài chính lâm vào thua lỗ. Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit) ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 73 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2023 sau soát xét. Nguyên nhân là thu nhập lãi thuần trong kỳ giảm đến 25% so với cùng kỳ, trong khi dư nợ giảm và chi phí tăng.

Một số công ty tài chính vốn nước ngoài khác cũng báo lỗ, như Công ty tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) lợi nhuận sau thuế âm 246 tỉ đồng nửa đầu năm nay.

Home Credit Việt Nam - công ty xếp thứ hai về thị phần cho vay tiêu dùng - 6 tháng năm 2023 ghi nhận mức lãi 211 tỉ đồng. Dù là một trong vài công ty tài chính tiêu dùng hiếm hoi có lãi nhưng mức lãi này đã giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) giảm lợi nhuận 31% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 328 tỉ đồng trong nửa đầu năm.

 

Khách vay nhưng không muốn trả tăng nhanh

Các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép chính thức đang đối mặt với một vấn đề nan giải chung là hoạt động bùng nợ có tổ chức bộc phát.

Một bộ phận khách hàng đang cố tình đánh đồng hoạt động thu hồi nợ chính đáng của các công ty được cấp phép là phạm pháp để tẩy chay và chây ỳ việc trả nợ. 

Thêm vào đó, việc khách hàng cản trở hoạt động thu hồi nợ bằng các hành vi đe dọa, khủng bố ngược tinh thần nhân viên thu hồi nợ đã gây ra các xáo trộn tâm lý, hoang mang cho chính những nhân viên này.

Các hội nhóm bùng nợ trên mạng xã hội bùng phát mạnh

Ngoài lý do khách quan là kinh tế khó khăn dẫn đến thu nhập của người lao động sụt giảm còn có tình trạng các hội nhóm rủ nhau, hướng dẫn nhau bùng nợ trên mạng xã hội bùng phát mạnh. 

Người vay tiêu dùng chủ yếu phần lớn là công nhân và người lao động tự do, thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện tiếp cận vốn ở các ngân hàng.

Khi có các hội nhóm kêu gọi bùng nợ mọc lên, bày vẽ cách đối phó với công ty tài chính, nhiều người có khả năng trả nợ cũng cố tình chây ỳ.

Vấn đề nguy hiểm nhất là chưa có cơ chế để chế tài xử lý khách hàng cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ, thậm chí là lôi kéo nhau bùng nợ.

 

Rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay thực sự bị ảnh hưởng

Trước "làn sóng" các hội nhóm rủ nhau bùng nợ công ty tài chính, khiến người có nhu cầu vay tiêu dùng thực sự tại miền Tây lo lắng vì khó được vay hơn trước.

Càng nhiều người bùng nợ thì công ty tài chính sẽ siết lại việc cho vay nên những người cần vay sẽ khó tiếp cận được vốn. 

Có nhiều công nhân của công ty có vay tiền từ các công ty tài chính bên ngoài để xoay xở trong lúc khó khăn.

Rất nhiều khách hàng có nhu cầu vay thực sự bị ảnh hưởng, gặp khó vì công ty tài chính siết cho vay.

 

Trước tình trạng xuất hiện các hội nhóm rủ nhau bùng nợ khiến công ty tài chính siết lại việc cho vay hoặc tăng lãi suất, cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý, không vì một số ít mà ảnh hưởng đến nhiều người.